TikTok kiện chính phủ Mỹ vì thông qua luật ép nền tảng video ngắn 'bán mình' hoặc bị cấm

Ngày 7/5 TikTok và công ty mẹ ByteDance đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm Mỹ khu vực Quận Columbia sau khi chính phủ Mỹ thông qua luật ép nền tảng video ngắn "bán mình" hoặc bị cấm.

Đơn kiện của TikTok bác bỏ cáo buộc của chính phủ Mỹ và cho rằng họ không đưa ra được bằng chứng chính thức cho thấy nền tảng có thể chia sẻ dữ liệu của người dùng tại quốc gia này với Trung Quốc hoặc thực hiện hành vi gây ảnh hưởng an ninh quốc gia.

TikTok kiện Mỹ

Trong đơn kiện có đoạn "Lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội Mỹ ban hành luật quy định một nền tảng duy nhất phải bị cấm vĩnh viễn trên toàn quốc”. TikTok dựa trên Tu chính án thứ nhất, trong đó nói Quốc hội không thể thông qua luật hạn chế quyền tự do ngôn luận của người Mỹ, tước đi quyền của 170 triệu người dùng trên nền tảng này.

Trong đơn kiện, TikTok khẳng định việc thoái vốn "đơn giản không thể thực hiện" nhằm đảm bảo quyền của 170 triệu người dùng Mỹ, những người sử dụng nền tảng để giao tiếp theo cách không thể có ở những nơi khác.

Hiện, nhà Trắng và Bộ Tư pháp Mỹ chưa đưa ra bình luận nào về sự việc này.

Theo phó giáo sư G.S. Hans của Trường Luật Cornell, mỗi bên đã đưa ra lý lẽ riêng, Tu chính án thứ nhất là át chủ bài của TikTok nhưng an ninh quốc gia cũng là át chủ bài của chính phủ. Theo ông, chính phủ thường thắng khi đã tuyên bố điều đó, phần thua đang nghiêng nhiều về phía TikTok. Câu hỏi ở đây là: “Tòa án sẽ cho rằng con át chủ bài nào có giá trị hơn?'".

Tổng thống Mỹ ký luật buộc TikTok 'bán mình' hoặc bị cấm

Ngày 22/4 vừa qua, tổng thống Biden đã ký ban hành luật yêu cầu TikTok bán tài sản ở Mỹ trong vòng 9 tháng hoặc phải dừng hoạt động tại tại nước này.

Hạn chót để ByteDance, công ty mẹ của TikTok thoái vốn là 19/1/2025, một ngày trước khi ông Biden kết thúc nhiệm kỳ tổng thống. Tuy nhiên, ByteDance có thể gia hạn ba tháng nếu đánh giá công ty đạt được tiến bộ.

Trụ sở Tiktok tại bang California, Mỹ. Ảnh: AFP.
Trụ sở Tiktok tại bang California, Mỹ. Ảnh: AFP.

Shou Zi Chew - CEO TikTok cho biết, đạo luật vừa được Tổng thống Biden thông qua là lệnh cấm nhằm vào TikTok. Nhưng ông tin rằng, nền tảng sẽ giành chiến thắng trong nỗ lực pháp lý nhằm chặn đạo luật vừa được Tổng thống Biden thông qua bởi sự thật và Hiến pháp Mỹ đều đứng về phía công ty.

Trước đó, phát ngôn viên của TikTok đã chỉ trích đạo luật sẽ "tước bỏ quyền tự do ngôn luận theo Hiến pháp của 170 triệu người Mỹ, khiến hàng triệu doanh nghiệp, các nghệ sĩ bị ảnh hưởng và phá hủy sinh kế của người sáng tạo trên khắp nước Mỹ.

Hồi tháng trước, các văn phòng thuộc quốc hội Mỹ đã nhận được rất nhiều cuộc gọi từ người dùng nhằm phản đối dự luật sau khi TikTok kêu gọi người dùng phản đối lệnh cấm bằng cách hiển thị thông báo trên ứng dụng tại Mỹ.

Các nước phương Tây lo ngại nguy cơ dữ liệu người dùng rơi vào tay Trung Quốc nên coi Tiktok là một mối đe dọa.

TikTok sẽ bị cấm tại Mỹ nếu không 'thoát ly' khỏi công ty mẹ ByteDance

Ngày 13/3, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật có tên "Đạo luật bảo vệ người Mỹ khỏi các ứng dụng do thế lực bên ngoài Kiểm soát", bắt buộc TikTok phải “thoát ly” khỏi công ty mẹ ByteDance (trụ sở Trung Quốc) nếu muốn tiếp tục hoạt động tại đây.

Dự luật sẽ tiếp tục được chuyển lên Thượng viện xem xét thảo luận. Sau đó, dự luật sẽ được trình lên tổng thống ký duyệt thành luật.

Tiktok bị cấm tại Mỹ

Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden vào tuần trước đã khẳng định nếu dự luật được lưỡng viện thông qua sẽ phê.

Dự luật này không trực tiếp cấm TikTok ngay lập tức mà cho công ty mẹ ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc khoảng 5 tháng để bán TikTok. Nếu không, ứng dụng này sẽ thực sự bị cấm tại Mỹ.

Theo dự luật, các nhà điều hành cửa hàng ứng dụng như Apple và Google sẽ bị cấm phân phối TikTok ở Mỹ.

Dự luật này là kết quả từ sức ép của một số nhà lập pháp lo ngại gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc có thể truy cập và khai thác thông tin người dùng tại Mỹ, dẫn đến những rủi ro an ninh quốc gia. Vì vậy, họ cho rằng ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok.

TikTok liên tục khẳng định không lưu trữ thông tin người dùng Mỹ tại các máy chủ đặt ở Trung Quốc. Hiện công ty cũng đang tiến hành kế hoạch bảo vệ dữ liệu này chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để xoá tan đi những nghi ngờ.

Nếu dự luật được ký thành luật, các cửa hàng ứng dụng và website lưu trữ nếu để TikTok lưu hành sẽ dính án phạt, trừ khi công ty này không còn thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc.

Người dùng TikTok, các tổ chức như Liên minh Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) và cựu Tổng thống Donald Trump phản đối dự luật này. Trên mạng xã hội.

Thứ Tư, 08/05/2024 13:48
4,36 👨 564
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ